Tìm hiểu Sen đá thằn lằn độc lạ “Bình Dương”

Sen da than lan doc la
Chia sẻ

Sen đá thằn lằn, có nhiều cái tên gọi khác như cây thằn lằn, cây đèn chùm, sống đời thằn lằn. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng có đến 2 dòng sen đá thằn lằn, mỗi dòng đều có hình dáng và đặc tính khác nhau. Hãy cùng khám phá sự khác biệt của chúng và cách chăm sóc như thế nào nhé!

1. Sơ nét về dòng sen đá thằn lằn

Mang đến cho chúng ta cái nhìn về mới lạ và tràn đầy sức sống từ thiên nhiên đó là sen đá thằn lằn, một loài cây có khả năng sinh trưởng cao. Cây còn có tên khoa học là Kalanchoe thuộc họ Crassulaceae và có nguồn gốc đến từ Madagascar.

Loài thực vật này không chỉ chịu hạn mà còn có khả năng thích nghi cao với các môi trường khác nhau và được coi là “loài cỏ dại” đã xâm lấn ở một số nơi trên thế giới. Chúng rất dễ chăm sóc và nhân giống dễ dàng, cho nên rất phù hợp với những bạn mới chơi cây mọng nước. Hiện nay có 2 loài sen thằn lằn phổ biến và khiến nhiều người nhầm lẫn nhất đó là Kalanchoe delagoensisKalanchoe Daigremontiana,

Kalanchoe delagoensis

sen đá thằn lằn Kalanchoe delagoensis
Sen đá thằn lằn Kalanchoe delagoensis

Kalanchoe delagoensis thuộc dòng sen đá thân dài có lá mỏng và hẹp, với cây con xuất hiện ở đầu lá, lá có màu tím đặc trưng. Đặc điểm độc đáo của loài cây này là khả năng phát triển liên tục ở bất cứ vị trí nào, khi các nhánh cây con, và hạt rơi xuống đất trong thời gian ngắn có thể sinh trưởng nhanh.

Kalanchoe Daigremontiana

Kalanchoe Daigremontiana
Kalanchoe Daigremontiana

Kalanchoe daigremontiana là dòng sen đá thằn lằn có thân cây thẳng đứng, chiều cao 50-100cm, lá dày và và rộng khoảng 4-5cm. Lá có màu xanh lục là chủ đạo và chấm những đốm màu tím nhỏ phân bố ở mặt dưới, tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn cho cây.

Cây được tạo ra những chồi mới ở rìa lá của nó. Những lá này rơi xuống và tạo rễ trong đất, trở thành một cây mới.

Khi quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy những cựa nhỏ trên lá, chính là những cựa này sẽ phát triển thành chồi mới.

>>>> Tìm hiểu thêm: Sen đá var – sen đá đột biến

2. Cách chăm sóc cây sen đá thằn lằn

2.1. Ánh sáng

Sen thằn lằn có thể được trồng được trong nhà và ngoài trời. Theo kinh nghiệm của An Bảo Garden, 2 loài sen Kalanchoe thực sự hoạt động tốt khi tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên ở bên ngoài. Cây chỉ cần nhận đủ 6 tiếng chiếu sáng mỗi ngày, nếu trồng trong nhà thì đặt cạnh cửa sổ, còn trồng ngoài vườn thì chỉ nên nhận ánh sáng một phần.

Cách chăm sóc cây sen đá thằn lằn
Cách chăm sóc cây sen đá thằn lằn

2.2. Đất trồng

Sen đá thằn lằn là một loại cây khỏe mạnh, có khả năng sinh tồn trong những điều kiện khắc nghiệt và có thể mọc ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, để cây có sự phát triển ổn định cây cần phải có một loại đất thoát nước tốt và việc tưới nước phải được thực hiện hợp lý.

Để tạo ra một loại đất phù hợp, bạn có thể sử dụng đất trồng sen đá phối trộn sẵn có bán ở các cửa hàng cây mọng nước, hoặc sử dụng kết hợp bốn loại vật liệu: tro trấu, đá trân châu, xỉ than và phân hữu cơ (tỷ lệ 1:2:1:1:).

2.3. Nước tưới

Tưới nước cho cây sen đá thằn lằn phụ thuộc vào khí hậu và độ ẩm của đất. Cây cần được cung cấp đủ nước nhưng không quá nhiều.

Không có lịch trình tưới nước cố định cho các loại sen đá, nhưng bạn nên tăng liều lượng nước tưới thường xuyên hơn trong mùa hè (2 – 3 lần/ tuần) và ít hơn trong mùa xuân và mùa thu (2 tuần/ 1 lần).

Nếu sống ở nơi ẩm ướt hoặc để cây trong nhà, không cần phải tưới nhiều nước. Kiểm tra độ ẩm của đất và tưới lại khi phần trên cùng của đất khô. Chú ý đến hình dáng của cây để điều chỉnh việc tưới nước cho phù hợp.

2.4. Các bệnh thường gặp

Lá nâu đen:

Lá nâu thường là do cháy nắng, và để khắc phục vấn đề này, bạn có thể di chuyển cây đến nơi râm mát hơn. Các vết cháy nắng trên lá không gây tổn thương bên trong cây, vì vậy bạn có thể cắt bỏ những đốm nâu hoặc đợi cho các đốm mới phát triển.

Lá mềm:

Nếu lá của cây trở nên mềm, nhũn và có màu nhạt hơn hoặc trong mờ, đó có thể là do tưới quá nhiều nước. Cắt giảm tưới nước và để nơi khô thoáng, mau hồi phục sau khi tưới nước quá nhiều.

Bạn cũng có thể thay giá thể mới nếu đất cũ quá ẩm, giữ nước nhiều. Nếu cây bị thối rễ, bạn có thể cắt bỏ những phần chết của cây và đợi ra rễ mới rồi trồng lại.

Lá bị rệp sáp trắng bu:

Do môi trường trồng và khu vực để cây quá ẩm, không thoáng khí. Hoặc cây đang có dấu hiệu nấm bệnh, khiến cho cây suy yếu thu hút rệp sáp trắng nhiều.

Cách xử lý, đem ra chỗ thoáng và nhiều gió hơn, dùng cồn 70 độ hoặc thuốc trừ sâu sinh học hữu cơ IMO 6 phun xịt trừ rệp.

3. Cách nhân giống sen đá thằn lằn

3.1. Nhân giống bằng cây con

Cây sen đá thằn lằn Kalanchoe rất dễ tự nhân giống mà không cần nhiều công sức. Cây sẽ tự nhân giống bằng cách sinh ra những cây con nhỏ trên đầu lá. Những cây con này sẽ bén rễ và phát triển ở bất kỳ nơi đâu chúng rơi xuống. Hạt của chúng cũng tồn tại lâu sau khi cây bị nhổ.

Nếu bạn không muốn cây đèn chùm của mình chiếm lấy toàn bộ khu vườn, bạn cần kiểm soát chúng. 

Nhân giống bằng cây sen đá thằn lằn dài
Nhân giống cây sen đá thằn lằn dài

3.2. Giâm cành

Nếu bạn không muốn đợi lâu, bạn có thể tự nhân giống cây bằng cách giâm cành. 

  • Bạn cần lấy một đoạn thân và để khô trong 2 ngày.
  • Tiếp theo, cắm vào hỗn hợp giá thể thoát nước tốt, tránh ánh sáng trực tiếp và tưới nước vài ngày một lần
  • Sau khoảng hai tuần hoặc lâu hơn, bạn sẽ thấy rễ mới mọc ra.
  • Sau khi cành giâm đã ra rễ hoàn toàn, chồi mới sẽ phát triển từ đỉnh hoặc hai bên của thân trong khoảng 4 đến 6 tuần.
  • Khi cây trưởng thành, bạn cần tăng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển sang tưới nước thường xuyên khoảng một lần một tuần.

4. Những câu hỏi thường gặp

Sen đá thằn lằn có nở hoa không?

Cây sẽ tạo ra những bông hoa hình chuông màu hồng san hô hoặc cam. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài cây đều nở hoa và điều này phụ thuộc vào môi trường sống.

Để khuyến khích nở hoa, cần cung cấp đủ ánh sáng và chăm sóc đúng cách.

Việc bón phân sẽ giúp cây phát triển và khuyến khích nở hoa. Bón phân trong mùa sinh trưởng và sử dụng phân bón hữu cơ là tốt nhất, như phân trùn quế, phân chuồng…

Sen đá thân dài nở hoa
Cây có nở hoa, hoa có hình dáng quả chuông

Cây có gây ngộ độc cho thú cưng không?

Theo ASPCA và đường dây trợ giúp về chất độc cho vật nuôi, cây sen đá thằn lằn chứa độc tố tìm ẩn (bufadienolides) với mức độ độc hại từ nhẹ đến trung bình và hiếm khi nghiêm trọng.

Nếu chó và mèo ăn phải, các triệu chứng phổ biến nhất là kích ứng hoặc khó chịu đường tiêu hóa. Nếu ăn một lượng lớn, nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn như thay đổi nhịp tim cao. Do đó, đừng để cây này gần vật nuôi và nếu nghi ngờ về ngộ độc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y địa phương.

Tham khảo nguồn: succulentplantcare.com

Cây có giá bán bao nhiêu

Giá bạn hiện tại của loài này chỉ từ 10k-50k thôi, bạn có thể đặt hàng ở các sàn TMĐT hoặc mua tại các cửa hàng cây xanh.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây sen đá thằn lằn, mà Blog An Bảo Garden muốn gửi đến bạn đọc. Nếu bạn yêu thích loài sen đá thân dài với màu sắc độc đáo, bí ẩn thì nhanh chóng sở hữu ngay 1 chậu nhen! Cảm ơn đã theo dõi blog.

À hen, hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy nội dung bổ ích.

>>>Tìm hiểu thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời bạn đánh giá

Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang