Sen đá nhím đen có nguồn gốc khác biệt so với các dòng sen đá khác, nó xuất xứ từ Châu Á. Và sở hữu vẻ ngoài đặc biệt như gam màu tối, có các lá mọc như gai nhím nhìn rất lạ mắt. Sau đây, hãy cùng Blog làm vườn An Bảo khám phá về loài cây này nhé!
>>>Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Các loại sen đá dù phổ biến trong nước
- Cách thuần sen đá nâu ở khí hậu nóng
1. Tổng quan về sen đá nhím đen
1.1. Đặc điểm
Sen đá nhím đen hay còn gọi là sedum đen, tên khoa học là sinocrassula yunnanensis. Đây là một trong những loại sen đá được tìm thấy trong tự nhiên ở dãy Hy Mã Lạp Sơn về phía Tây Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Vân Nam.
- Cây có kích thước nhỏ nhắn, chỉ cao khoảng 8-10cm, cây thu hút bởi gam màu tối so với các loại sen đá khác.
- Sen nhím đen có màu tím đậm hoặc xanh lá đậm nhìn xa như một màu đen, ở phía trong lá có gam màu nhạt hơn.
- Lá có kích thước nhỏ, hình bán nguyệt, dẹt ở mặt trên, lá mọng nước và nhọn ở đầu lá.
- Cây phát triển thành bụi, bao gồm nhiều lá xích lại với nhau nhìn giống như một con nhím.
- Cây cho ra hoa vào mùa thu và đầu mùa đông, hoa nhỏ màu trắng và mọc thành từng cụm có thể đạt chiều cao đến 10cm
1.2. Công dụng, ý nghĩa
Sen nhím đen với “ngoại hình” độc đáo, thu hút, KOOL BOY lạnh lùng nên có thể dùng để decor nhà cửa, quán cafe, sân vườn. Chúng thường được trang trí cạnh cửa sổ, ban công giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Với màu sắc tối huyền bí và khả năng sinh trưởng và chịu đựng tốt, cây có ý nghĩa về tình yêu sâu đậm, thuỷ chung, vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc.
2. Cách chăm sóc sen đá nhím đen
Khi mới mua cây về, bạn không thể nào đem trồng cây vào chậu ngay được mà cần thời gian để thuần giống sinocrassula yunnanensis này ở xứ nóng. Đảm bảo cây không bị sốc môi trường và giúp cây phát triển ổn định hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách trồng sen đá khi mới mua về
2.1. Mới mua về cần xử lý rễ
Sen nhím đen thuộc dạng rễ chùm, rễ thường mọc nhiều và dài. Vì vậy cần xử lý trước khi trồng. Vì nếu đem đi trồng liền các rễ con không phát triển được, rễ hút cũng không thể hút chất dinh dưỡng do bị nén chặt bởi giá thể cũ. Bạn cần thực hiện các bước sau:
- Đảo bầu sen, loại bỏ giá thể cũ
- Dùng kéo sạch để cắt tỉa bớt rễ dập, rễ hư và cắt ngắn khoảng 1-2 cm
- Ngắt bỏ bớt một số lá ở sát gốc có dấu hiệu vàng, mềm nhũn
- Sau đó bôi kem liền sẹo rồi đem đi phơi hoặc không cần bôi, đem cây đi phơi luôn ở chỗ thoáng mát tầm 5-7 ngày
- Khi rễ đã lành vết thương và khô hẳn, rồi mới đem đi trồng vào chậu
- Nên chọn chậu đất nung có miệng tròn, giúp cây thoát nước nhanh, đồng thời không gây nóng rễ khi trời nắng mạnh
2.2. Giá thể (độ pH, thành phần)
Giá thể trồng cây cần đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí, thoát nước cực tốt. Đặc biệt, bạn muốn cây nhanh lớn (bản chất ông nhím đen này chậm phát triển lắm) thì cần chú ý độ pH, pH trồng sen đá có thiên hướng nghiêng về tính axit hơn là bazơ, khoảng 6-6,5.
Về thành phần giá thể bạn có thể trồng full đá như đá vermiculite, đá perlite, đá pumice, một chú phân tan chậm hoặc phân trùn quế. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các dòng đất trộn sẵn trên thị trường, shopee đang bán như Soil Mix Ba, Namix – Succulents Potting Mix (sản phẩm này nghe nói mới được update)…
2.2. Vị trí đặt (ánh sáng, gió)
Ánh sáng: ánh sáng là điều rất quan trọng đối với sen đá, để giúp cây sen đá nhím đen phát triển tốt bạn cần cho cây ra ngoài ánh sáng nhiều, tốt nhất từ 6-9h sáng hoặc sau 15h chiều.
Chỗ nào khô thoáng, nhiều gió bạn sẽ không lo bị đọng nước hay môi trường quá ẩm. Đây được xem là vị trí trắc địa để trồng cây sinocrassula yunnanensis. Đủ nắng cây sẽ cho ra màu đen cực đẹp, và đặc biệt hoa sẽ nở vào mùa thu, đầu mùa đông cũng rất xinh xắn nha, hiếm lắm mới thấy nó trổ bông, kkkk.
NHƯNG, vào mùa khô cây cũng không ưa nắng quá mạnh, nhiệt độ quá cao, có thể khiến cây bị cháy đầu lá và héo dần. Chính vì vậy, cần chú ý chậu trồng cây và vị trí đặt vào mùa này, có thể bố trí thêm lưới lan cho khu vực trồng.
2.3. Nước (liều lượng tưới)
Sen đá nhím đen là loài cây không ưa nước. Nếu chỗ bạn đặt cây ở bán công có nắng toàn phần thì mỗi tuần bạn hãy tưới cây 2 lần để giúp cây phát triển tốt. Trường hợp, bạn đặt cây chỗ mát hơn thì hạn chế việc tưới nước lại một chút.
Chú ý:
- Luôn kiểm tra khi nào đất thực khô thì mới bắt đầu tưới cây
- Chỉ nên tưới vào lúc trời tối mát hoặc sáng sớm khi không khí chưa quá nóng như vậy để tránh cho cây bị sốc nhiệt
- Tưới vào gốc không nên tưới từ ngọn xuống, sẽ gây đọng nước dễ tạo độ ẩm thu hút côn trùng vào ban đêm
2.4. Phòng trừ sâu bệnh
Cây dễ bị bệnh nhất vào mùa mưa, thường gặp nhất là các bệnh như rệp sáp, nấm gây hại, bởi vì môi trường sống lúc này quá ẩm.
Rệp sáp
Lúc này bạn cần hạn chế việc tưới nước, quan sát thấy có rệp sáp thì dùng cồn 70 độ hoặc pha nước rửa chén loãng để phun xịt. Đồng thời, đặt chậu cây ra khỏi các chậu cây còn lại nhằm tránh lây nhiễm.
Đối với bệnh thối rễ dưới gốc sẽ rất khó phát hiện, bạn chú ý nếu thấy lá của cây mềm nhũn, không còn cứng như trước và dưới gốc đổi màu vàng sẫm, tối.
- Nên bứng gốc lên kiểm tra và xử lý ngay bằng cách cắt bỏ phần gốc bị sẫm
- Sau đó đem phơi cây nơi khô thoáng tầm 1-2 tuần, để rễ con mọc ra hãy đem đi trồng
- Thay giá mới hoàn toàn, bởi vì giá thể cũ bây giờ để nhiễm tuyến trùng, nấm gây hại
- Bạn muốn tận dụng giá thể cũ cần đem đi xử lý như rải vôi bột nông nghiệp, phơi nắng 2 tuần rồi mới trộn thêm các chất dinh dưỡng hữu cơ, nấm đối kháng
3. Cách nhân giống
Nhìn chung, sen nhím đen dễ nhân giống thành cây con bằng các phương pháp như ươm lá và tách cây con. Tuy nhiên do đặc tính phát triển khá chậm nên việc nhân giống bằng lá có thể mất rất nhiều thời gian.
Do đó, bạn nên tách các bụi cây con để đem đi trồng là tốt nhất. Việc tách cây con đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ như:
- Chuẩn bị dao kéo cần được khử trùng sạch
- Hãy để giá thể trong chậu khô rồi đem đi tách, tránh bị nhiễm trùng cho rễ
- Dùng keo liền sẹo sau khi tách bụi, rồi đem để nơi khô ráo 3 ngày, cuối cùng mới đem đi trồng cây con
- Sử dụng giá thể mới hoàn toàn, có trộn thêm trichoderma hoặc nấm săn tuyến trùng
Thời gian đầu chăm sóc cây con nên để ở môi trường nắng nhẹ, khoảng 1-2 tháng mới di chuyển cây ra môi trường nắng toàn phần.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết các cách nhân giống sen đá, để tìm ra phương pháp phù hợp.
4. Những lưu ý về sen đá nhím đen
4.1. Cây hay bị rụng lá
Thời gian đầu cây rất hay bị rụng lá do đang thích ứng dần môi trường mới, đây cũng là phản ứng tự nhiên của cây, bạn đừng quá lo lắng. Bạn cứ theo dõi, quan sát và lấy những chiếc lá khô ra khỏi chậu nhằm tạo độ thông thoáng cho môi trường đất.
4.2. Sen đá nhím xanh có khác gì sen nhím đen?
Thực ra, chúng đều là một loại do sen đá nhím không được hấp thụ đủ ánh nắng nên sẽ ngả sang màu xanh nhưng khi đặt đúng vị trí, cây sẽ cho ra màu tối cực đẹp.
4.3. Giá thành của cây sen đá nhím đen như thế nào?
Nhìn chung đây là dòng sen đá phổ thông nên rất phổ biến ở các shop hoa kiểng và giá thành cũng rất rẻ nếu là sen vỉ thì 6k/cây, sen bầu thì 12k-15k/cây, tuỳ vào các shop bán hàng.
Sau đây là hình một số dòng sen nhím đá nhím đen đột biến, có cách mọc rất “độc lạ Bình Dương”
Trên đây là toàn bộ nội dung về Sen đá nhím đen mà An Bảo Garden muốn gửi đến bạn đọc. Bạn có thể thấy sen nhím đen không quá khó trồng nếu chúng ta biết cách, hiểu đặc tính của chúng. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin kiến thức hữu ích về dòng sen đá này. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến đây!
>>>Tìm hiểu thêm cách trồng và chăm sóc sen đá socola
Hi! Mình là Bảo. Là một người trẻ có khát khao chia sẻ với mọi người về “lối sống xanh”, gần gũi thiên nhiên. Mình rất thích trồng cây, đặc biệt là các dòng sen đá (hơn 4 năm), kiểng lá, hoa kiểng, trồng rau xanh. Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ đem lại giá trị cho mọi người, nếu mình gặp sơ xót nào trong bài viết mong mọi người hoan hỷ góp ý.