Cách trồng hoa bỉ ngạn từ củ và câu chuyện cảm động về cây

Cach trong hoa bi ngan tu cu va cau chuyen cam dong
Chia sẻ

Hoa bỉ ngạn là loài hoa được An Bảo Garden biết đến qua những câu chuyện thú vị và qua bản nhạc “Độ ta không độ nàng” một bài hát hot trend một thời.

Hoa bỉ ngạn với vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thường liên kết với những câu chuyện về tình yêu không thành, những kỷ niệm buồn và sự mất mát.

Nhưng hãy để mọi điều huyền bí chỉ là TRUYỀN THUYẾT, khi cây hoa bỉ ngạn vẫn mọc rộ và được trồng khắp nơi. Hãy cùng anbaogarden khám phá nguồn gốc, và cách trồng hoa bỉ ngạn qua bài viết sau đây!

>>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

1. Tìm hiểu về nguồn gốc hoa bỉ ngạn

1.1. Nguồn gốc

Cây Lycoris Radiata
Cây Lycoris Radiata

Cây bỉ ngạn, hay còn gọi là hoa bồng lai, thuộc họ Amaryllidaceae (theo Wikipedia) và có tên khoa học là Lycoris Radiata (hoặc Spider Lily). 

Cây xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau như Mạn Châu Sa Hoa, Hồng Hoa Thạch Toán, Long Trảo Hoa. Nguồn gốc chủ yếu của hoa bỉ ngạn là khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, từ Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia đến Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Hoa bỉ ngạn nổi bật với sự đa dạng về màu sắc và hình dáng. Loài này đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp hoang dã và sự đa dạng trong thế giới thực vật.

Các loài phổ biến bao gồm hoa màu đỏ, màu trắng (hay còn gọi là Mạn Đà La Hoa), màu vàng, màu hồng, tím xanh. Với vẻ đẹp tinh tế, hoa bỉ ngạn đang ngày càng trở thành lựa chọn ưa thích trong ngành trồng cây cảnh.

1.2. Mô tả các đặc điểm cơ bản của cây

Hoa đẹp tuyệt mỹ

Các loài hoa bỉ ngạn
Các loài hoa bỉ ngạn

Đặc điểm cây Bỉ Ngạn

1.3. Cây hoa bỉ ngạn có độc không?

màu hoa xanh tím

Bỉ ngạn thường phát triển ở các bờ ruộng, ven đường, triền đồi. Cây có khả năng ức chế sự phát triển cỏ dại và các loại cây thân mềm xung quanh.

Đặc biệt, củ của hoa bỉ ngạn chứa vị chát và độc tố – chất lycorine, một chất độc thuộc nhóm alkaloid có thể gây tác động xấu đến hệ thần kinh, tiêu hoá.

2. Cách trồng hoa bỉ ngạn đơn giản

Có 2 cách trồng hoa bỉ ngạn như trồng bằng củ và hạt giống. Nhưng trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách trồng bằng củ vì đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất, trồng từ hạt rất khó lên và tốn nhiều thời gian, chưa kể mua hạt dễ mua trúng hạt giả. Sau đây, là cách trồng từ củ:

2.1. Chọn củ hoa bỉ ngạn và chuẩn bị chậu, đất trồng

Chọn củ:

Cách trồng hoa bỉ ngạn từ củ
Cách trồng hoa bỉ ngạn từ củ

Để trồng hoa bỉ ngạn bằng củ, trước tiên bạn cần chọn những củ cây khỏe mạnh, không bị sâu đục và kích cỡ lớn hơn của hành tím một chút. Những củ có kích thước trung bình và có ít nhất 1-2 núm lá là lựa chọn tốt nhất.

Chuẩn bị chậu, đất trồng:

Bạn có thể chọn trồng hoa bỉ ngạn trong chậu hoặc trực tiếp trên đất vườn. Nếu dùng chậu, hãy đảm bảo chậu có lỗ thoát nước để tránh tình trạng đất bị ngập úng. Nếu trồng trực tiếp vào đất, hãy làm đất tơi xốp và đảm bảo thoát nước tốt.

Thử nghiệm độ pH

Hoa bỉ ngạn thích môi trường đất có độ pH từ 5.5 đến 6.5. Trước khi trồng, hãy thử nghiệm độ pH của đất và điều chỉnh nếu cần thiết bằng cách sử dụng phân bón hoặc các biện pháp điều chỉnh độ pH đất.

Chuẩn bị đất trồng cẩn thận và lựa chọn vị trí phù hợp sẽ giúp hoa bỉ ngạn phát triển mạnh mẽ và đem lại những bông hoa tuyệt đẹp cho ngôi nhà của bạn.

2.2. Tiến hành trồng

trồng châu sa hoa từ củ
Trồng củ và chăm sóc

Trồng củ hoa bỉ ngạn:

  • Đầu tiên bạn cần lột bỏ phần vỏ của củ, rồi ngâm trong nước ấm chiếm ⅔ củ (để trong vòng 8 tiếng).
  • Tiếp theo dùng kéo sạch cắt bỏ đọt cũ, tầm khoảng 1cm nhằm kích thích ra nhánh mới
  • Sau đó, đặt củ vào vị trí trồng và chôn nhẹ phần củ vào đất, lấp đầy đất xung quanh củ. Không chôn củ quá sâu vì có thể làm hỏng núm lá, chỉ chôn ⅔ củ thôi!
  • Nếu trồng nhiều củ cùng một chậu hoặc khu vực, hãy để khoảng cách khoảng 30-35cm giữa các củ.

Tưới nước sau khi trồng:

Sau khi trồng, hãy tưới nước nhẹ nhàng để giúp củ hòa nhập với đất. Tránh túi nước vào đọt vừa cắt của củ nhằm tránh gây nhiễm bệnh.

Tiếp theo, duy trì độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước đều đặn khoảng 2-3 ngày một lần, nhưng đồng thời tránh làm đất quá ướt.

>>> Xem chi tiết cách trồng hoa bỉ ngạn thực tế qua video sau:

3. Chăm sóc sau khi áp dụng cách trồng hoa bỉ ngạn từ củ

3.1. Hướng dẫn tưới nước, duy trì độ ẩm

chăm sóc cây châu sa hoa
Chăm sóc cây

Tưới nước

Cây cần được tưới nước đều đặn để đảm bảo đất luôn ẩm ướt, nhưng tránh tình trạng ngập úng. Tốt nhất nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát để đất có thời gian khô ráo vào ban đêm.

Khi thời tiết nắng nóng, hãy tăng tần suất tưới nước để cây không bị khô đất. Đặc biệt, trong giai đoạn sinh trưởng chuẩn bị nở hoa hãy tưới nước nhiều hơn một chút khoảng 2 lần/ngày.

Kiểm tra độ ẩm đất

Để áp dụng cách trồng hoa bỉ ngạn thành công, trước khi tưới nước hãy kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách chọc lỗ nhỏ vào đất bên cạnh củ. Nếu đất vẫn ẩm ướt, bạn có thể hoãn việc tưới nước để tránh tình trạng thừa nước.

Sử dụng chậu có lỗ thoát nước

Đối với cây trồng trong chậu, hãy chọn chậu có lỗ thoát nước phía dưới. Điều này giúp nước dư thừa thoát ra ngoài và không gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và sức khỏe cây.

3.2. Bón phân và các yếu tố cần thiết khác

cách trồng và chăm sóc bỉ ngạn hoa
Chăm sóc bỉ ngạn hoa

Bón phân hữu cơ

Để hoa bỉ ngạn phát triển mạnh mẽ và có lá xanh tươi, hãy sử dụng phân hữu cơ tự nhiên. Bón phân khoảng 1-2 lần vào giai đoạn ra hoa, hoặc trong mùa xuân và mùa hè. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ từ bã cây, phân trùn quế, phân dê, phân bò hoặc phân rác nhà bếp được ủ mục.

Để cây ở môi trường ánh sáng yếu

Hoa bỉ ngạn thích ánh sáng bán phần, râm mát, vì vậy hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng đủ. Tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp quá mạnh có thể làm cháy lá. Nếu cây ở trong nhà, đặt ở gần cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng tự nhiên.

Cắt tỉa cây

Để cây hoa bỉ ngạn luôn cân đối và đẹp mắt, hãy cắt tỉa những cành cây non không cần thiết hoặc lá già, khô. Đồng thời, kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện và xử lý sâu bệnh kịp thời.

Mạn đà la hoa
Cách trồng hoa bỉ ngạn và thu hoạch

Vấn đề sâu bệnh

Hoa bỉ ngạn thường ít gặp sâu bệnh, tuy nhiên, có một loài gây hại duy nhất mà bạn cần chú ý là sên. Để loại bỏ chúng, bạn nên đặt các lon bia nhỏ gần cây hoa bỉ ngạn.

Sau đó, hãy vùi thùng bia xuống đất (nhô lên khỏi mặt đất ít nhất 2-3cm) để giữ chắc. Sên sẽ bị hút vào bia và không thể gây hại cây nữa! Bạn thấy cách trồng hoa bỉ ngạn thật dễ đúng hông nào?

4. Câu chuyện cảm động của hoa bỉ ngạn

Truyền thuyết về hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ câu chuyện của Phật giáo Đại Thừa. Ngày xưa, cặp đôi Mạn Châu và Sa Hoa họ đã yêu nhau sâu đậm nhưng không thể đến với nhau do luật trời quy định.

Tuy nhiên, vì tình yêu chân thành và lòng nhớ nhung, họ đã bất chấp luật trời để họp lại và hứa hẹn mãi không rời xa nhau. Vì điều này, họ bị đày xuống trần gian và trở thành hoa và lá của một loài cây.

Loài cây bỉ ngạn được truyền thuyết là chuyển kiếp của cặp đôi Mạn Châu và Sa Hoa. Đặc điểm đặc biệt của loài cây này là khi hoa nở thì lá rụng, và ngược lại, khi lá phát triển thì hoa không xuất hiện. Điều này tượng trưng cho sự chia ly và trừng phạt của vận mệnh dành cho Mạn Châu và Sa Hoa, khiến họ mãi không thể đến với nhau.

Cách trồng củ hoa bị ngạn
Câu chuyện về Hoa bỉ ngạn

Một ngày nọ, Đức Phật tình cờ phát hiện loài hoa đỏ rực rỡ lan tỏa khắp nơi, thể hiện sự nhớ nhung và u sầu. Thấu hiểu sâu xa ý nghĩa của loài hoa này, Đức Phật đem chúng về Cực Lạc, nơi thanh tịnh và thanh nhã.

Tuy Cực Lạc là miền Phật quốc, nơi không có cảm xúc buồn vui, nhưng hoa bỉ ngạn phải từ bỏ những cảm xúc này để ở lại trần gian (từ bỏ Tham – Sân – Si). Những cảm xúc đó biến thành màu đỏ rực và rơi xuống dòng sông Vong Xuyên.

Bồ Tát Địa Tạng đã gieo hạt giống để những đóa hoa đỏ bay lên từ mặt nước, gọi là Mạn Châu Sa Hoa, nhiệm vụ của chúng là dẫn dắt linh hồn về phía luân hồi.

Trong khi đó, những đoá hoa ở Cực Lạc lại trở thành màu trắng tinh khiết, không chứa bụi trần, được gọi là Mạn Đà La Hoa – hoa của cõi Phật. Đây cũng là một tên gọi khác của hoa bỉ ngạn.

Hoa bỉ ngạn trắng
Mạn Đà La Hoa

Từ đó, hoa bỉ ngạn mang hai màu sắc chính: hoa trắng tinh khiết tượng trưng cho sự không dục không cầu, không bi không khổ, và hoa đỏ rực gợi nhớ sự chia ly và u buồn.

Bạn có thể xem video về truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn qua giọng kể chuyện của kênh Phuoc Mai Hong

Riêng ở Nhật Bản có một lễ hội dành riêng cho nó, diễn ra tận 16 ngày từ ngày 17/9 đến ngày 2/10, thu hút rất nhiều du khách.

Thu hoạch cây châu sa hoa

Tóm lại, hoa bỉ ngạn không chỉ là một cây cảnh đẹp mắt mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa và tâm linh. Học cách trồng hoa bỉ ngạn không chỉ giúp trang trí không gian sống mà còn là sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, đem lại giá trị sâu sắc về đời sống tinh thần.

Nguồn tham khảo: Sfarm, cayphongthuy.vn

>>> Mẹo trồng cây môn quan âm không bị khô lá

Mời bạn đánh giá

Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang