Ngoài cây trầu bà, cây trầu ông cũng có những đặc điểm, và ngoại hình tương tự và là cây nội thất có tác dụng như máy lọc không khí loại xịn và là cây phong thủy đem lại nhiều may mắn, giữ gìn sự bình an cho gia chủ. Hôm nay, hãy cùng Blog làm vườn An Bảo Garden tìm hiểu kỹ về cây trầu ông và những điều bí mật về loài cây này nhé.
1. Giới thiệu đặc điểm về cây trầu ông
Nhiều người nhầm lẫn trầu ăn với cây trầu ông vì hai loại cây này có ngoại hình hết sức giống nhau. Cây trầu ông thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Epopremnum aureum (tên tiếng Anh là Pothos), là dạng cây leo, lá màu xanh, được nhiều hộ gia đình và công ty sử dụng để làm cây cảnh trong nhà trang trí nội thất Cây có tác dụng lọc không khí và các chất độc hại rất tốt, và trong nhà có cây xanh sẽ tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái cho mọi người.
Cây trầu ông là một dạng cây “ký sinh” sống bám vào các cây thân gỗ và là cây ưa thích bóng râm và có sức sống rất mạnh. Lá cây có hình dạng trái tim, hoặc hình bầu dục, và có kích cỡ ngày càng to nếu cây phát triển mạnh.
Cây trầu ông dễ chăm sóc, chỉ cần tưới cây cho nó, và trồng trong chậu có cây thân gỗ thì cây sẽ phát triển tốt. Ngoài ra, cây cũng phát triển mạnh, bộ rễ bám chắc vào các tường thành. Cây trầu ông cũng rất hiếm khi bị sâu bệnh, và loại cây này thích bóng râm và rất yêu thích ẩm ướt.
2. Cây trầu ông có tác dụng gì?
Cây trầu ông thuộc loại cây phong thủy, những ai sở hữu cây trúc ông sẽ nhận được nhiều may mắn và xua đuổi được những điềm xấu và hy vọng có thể gặt hái nhiều thành công trong tương lai. Khi trồng cây trầu ông trong nhà, không khí trong nhà sẽ được thanh lọc vì trong quá trình quang hợp, cây trầu ông sẽ hấp thụ những bụi bẩn, các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, và các chất độc như Xylene, Monoxide de carbone, formaldehyde, toluene,v.v.
Ngoài ra, để không gian sống và làm việc của bạn thêm phần tinh tế, hài hòa và sang trọng, đem lại cảm giác tươi mới thì bạn cũng có thể bố trí vài chậu cây trầu ông ở trong phòng khách, văn phòng hoặc ở sảnh khách sạn.
3. Phân biệt cây trầu ông và trầu bà cột
Trầu bà và trầu ông là hai loại cây có một số điểm phân biệt như sau:
Xuất xứ và giống cây:
- Trầu bà cột: Trầu bà cột là một loại trầu bà phổ biến, xuất xứ từ Trung Quốc. Giống cây này có lá tương tự như trầu bà thông thường, với khả năng thích nghi với khí hậu và nhiệt độ ở nơi nó được trồng. Tuy nhiên, khi nhập về nước ta, lá của cây trầu bà cột thường không to bằng lá gốc và không giữ được đặc tính lá nguyên thủy.
- Trầu ông: Trầu ông là một loại cây khác có nguồn gốc Nam Mỹ, có lá to hơn và có vân màu. Rễ và thân của trầu ông cũng dầy hơn so với trầu bà thường. Trầu ông có sức sống mạnh hơn và được coi là một loại cây riêng biệt, không phải là biến thể của trầu bà thường.
Kích thước lá:
- Trầu bà: Lá của trầu bà thường có kích thước nhỏ hơn, không lớn bằng lá của trầu ông.
- Trầu ông: Lá của trầu ông thường có kích thước lớn hơn, to và rộng hơn so với lá trầu bà thông thường.
Sức sống và đặc tính:
- Trầu bà cột: Trầu bà thường có sức sống yếu hơn trầu ông, ít kháng bệnh. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Trầu ông: Trầu ông có sức sống mạnh hơn, kháng bệnh tốt hơn và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Tóm lại, trầu bà cột không được coi là giống trầu bà ông. Dù có một số điểm tương đồng về ngoại hình, nhưng chúng có nguồn gốc, kích thước lá và sức sống khác nhau.
4. Cách trồng và nhân giống cây trầu ông
Cây trầu ông là cây rất dễ nhân giống. Trước hết, bạn chọn cho mình một nhánh cây tươi tốt, rồi bạn cắt nhánh đó đi. Vì cây trúc ông là cây kí sinh sống bám vào các cây, nên bạn hãy chọn thân gỗ hoặc cây thân gỗ để cây trúc ông có thể bám vào.
Tiếp theo, bạn hãy trồng nhánh cây trúc ông vào cạnh thân gỗ và dùng dây nilon để cố định cây bám vào thân gỗ.
Sau đó, bạn chỉ cần tưới nước cho nó và rễ sẽ mọc ra dần từ các dây leo và gốc cây. Vì cây ưa nước nên bạn có thể trồng trên đất hoặc bằng phương pháp thủy canh.
4.1. Trồng bằng đất
Khi trồng cây trên đất, bạn nên chọn đất màu mỡ, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và giữ ẩm tốt. Bạn cũng có thể chọn phân hữu cơ để bón vào đất để tăng độ màu mỡ, và hàm lượng vi sinh vật có lợi trong đất. Vì cây trầu ông là thực vật ký sinh nên hãy cắm cọc thân gỗ, cọc nhựa có xơ dừa, hoặc bạn có thể trồng bên cạnh cây thân gỗ khác.
4.2. Trồng bằng phương pháp thuỷ canh
Trước hết bạn chọn các cành cây khỏe và tươi tốt, nếu cành cây chứa rễ và bị dính đất thì hãy rửa sạch rễ cây. Lưu ý, trong quá trình rửa bạn phải thao tác nhẹ nhàng, tránh làm đứt phần rễ.
Cây có phần thân leo rất dẻo dai nên không thể cố định do đó bạn có thể dùng dây để buộc các nhánh lại với nhau để tạo dáng cho chậu cây của mình.
Đối với bình hoặc chậu, bạn cần rửa sạch bên trong và cho nước sạch vào. Bạn nên thay nước 2-3 lần/ tuần, vì trong quá trình trồng bằng phương pháp thủy canh, nước sẽ chứa nhiều vi khuẩn, tạo ra các mùi khó chịu.
5. Cách chăm sóc cây trầu ông
5.1. Nước tưới
Cây thuộc dòng ưa ẩm, nên bạn cần tưới nước vừa đủ cho cây, không cần quá thường xuyên. Trong trường hợp, cây bị héo, bạn đừng lo lắng, bạn chỉ cần tưới nhiều nước cho cây và tạo môi trường ẩm, 30 phút sau cây sẽ tươi tốt trở lại.
5.2. Ánh sáng
Bạn nên đặt cây có bóng râm tốt, hoặc nơi có ít ánh sáng chiếu vào, hoặc nơi có cường độ ánh sáng trung bình, tránh đặt cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì điều này có thể làm cây trầu ông của bạn dễ héo và chết.
5.3. Nhiệt độ
Cây chịu hạn, hoặc chịu lạnh rất kém nên nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển tốt từ 15-30 độ C. Ngoài ra, cây còn phát triển tốt trong phòng máy lạnh và ánh đèn LED.
Để cây luôn xanh tươi, bạn nên đặt cây dưới ánh nắng mặt trời khoảng 20-30 phút/ 2-3 tuần/ lần vào sáng sớm vì thời điểm này nhiệt độ chưa lên cao, giúp cây tái tạo chất diệp lục trong lá.
5.4. Phân bón
Bạn không cần bón phân quá nhiều, chỉ cần liều lượng vừa đủ. Bạn có thể dùng phân trùn quế, phân bò hữu cơ.
Đồng thời, để cây có thân và lá to, bạn cân nhắc thay chậu mới cho cây, cung cấp đất trồng mới giàu dinh dưỡng và thoát nước nhanh (bổ sung thêm giá thể perlite, trấu hun). Cây sẽ cho size lá to khi gặp điều kiện môi trường phù hợp, từ size chậu, đất trồng, ánh sáng, độ ẩm.
5.5. Lưu ý
Bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì sẽ gây ra trường hợp ngập úng sẽ khiến phần rễ bị thối rửa và hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất cũng khó khăn, khiến lá cây bị vàng. Do đó, bạn chỉ cần tưới nước cho cây 1 lần/ ngày cho cây là đủ.
Cây trầu ông vừa là cây nội thất, vừa là cây phong thủy, không những trang trí nhà cửa của mình mà con đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Nếu bạn không biết nên mua cây cảnh nào đặt trong nhà cho đẹp thì có thể tham khảo qua cây trầu ông nhé.
Cây trầu ông – biểu tượng phong thủy và cây cảnh may mắn. Với sự phát triển mạnh mẽ và khả năng thích nghi tốt, trầu ông trở thành cây cảnh dễ trồng và chăm sóc. Mang ý nghĩa sức sống và may mắn, trầu ông là lựa chọn phổ biến cho không gian sống và các dịp đặc biệt. Hãy tạo thêm một góc xanh tươi và tinh tế với chậu trầu ông trong ngôi nhà, văn phòng của bạn.
Bài viết được biên soạn dựa trên kiến thức từ chuyên gia cây cảnh chú Ngọc và chị My của công ty 1989JSC. Blog An Bảo Garden xin cảm ơn những chia sẻ từ chú và chị.
Hi! Mình là Bảo. Là một người trẻ có khát khao chia sẻ với mọi người về “lối sống xanh”, gần gũi thiên nhiên. Mình rất thích trồng cây, đặc biệt là các dòng sen đá (hơn 4 năm), kiểng lá, hoa kiểng, trồng rau xanh. Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ đem lại giá trị cho mọi người, nếu mình gặp sơ xót nào trong bài viết mong mọi người hoan hỷ góp ý.