Cây dây nhện (tên gọi khác: Cây mến khách, cây mẫu tử, cây lan móc) được nhiều người trồng để làm cây cảnh trong nhà, tạo không gian xanh và thêm sinh khí cho ngôi nhà của mình. Hôm nay, trong chuyên mục cây nội thất hãy cùng anbaogarden đi tìm hiểu những đặc điểm của cây, cây hợp mệnh nào và có những lợi ích gì nhé.
>>> Xem thêm:
1. Đặc điểm và công dụng của cây dây nhện
1.1. Đặc điểm của cây dây nhện
Cây dây nhện có tên khoa học là Chlorophytum Bichetii, thuộc họ Asphodelaceae, là thực vật thân thảo có nguồn gốc từ Châu Phi sau đó, cây này “di cư” đến Châu Á như Việt Nam, Thái Lan.
- Cây dây nhện có ngoại hình trông giống các loại cỏ tự nhiên, thân ở dưới đất, lá có màu xanh, viền trắng, dẹt. Nhưng nó khác hoàn toàn với cây cỏ lan chi, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn (Phần bên dưới mình có để clip phân biệt rõ).
- Kích thước lá tùy thuộc vào độ tuổi của cây và có thể dài lên đến 60 cm.
- Cây cho ra hoa đẹp, hoa có màu trắng hoặc màu tím tùy giống của cây.
- Bộ rễ nhanh phát triển và có khả năng hút nước tốt. Là cây thích môi trường nhiệt đới nóng ẩm, ưa ánh nắng bán phần nên bạn có thể trồng ở sân vườn hoặc để trong nhà làm cây cảnh.
- Cây có sức sống mãnh liệt, và phát triển nhanh chóng, cho ra lá nhanh và cây rậm lá. Cây sống từng chụm và là loài cây hỗ trợ nhau để sinh sống.
- Khi cây đã trưởng thành thì sẽ cho ra các nhánh, các nhánh đó sẽ phát triển thành cây con cực nhanh nên còn được gọi là Cây mẫu tử.
Hầu hết các loại cây khi quang hợp vào ban đêm sẽ hấp thụ khí Oxi, tuy nhiên đối với cây dây nhện thì nó hấp thụ khí CO2 vào ban đêm và có khả năng hút các loại khí độc trong không khí.
>>> Xem thêm: Bí Quyết Nhận Biết Cây Mẫu Tử và Cỏ Lan Chi
1.2. Lợi ích khi trồng cây dây nhện
Ở phần đặc điểm của cây, mình đã nói qua về cây dây nhện có khả năng hấp thụ các khí độc như Formaldehyde lên đến 85%, cải thiện không khí trong nhà, có thể ngăn chặn các bệnh liên quan đến đường hô hấp và giúp bạn có một giấc ngủ sâu.
Cây góp phần tạo không gian xanh, giảm thiểu các khí CO2 trong nhà, giúp ngôi nhà của mình mát mẻ hơn, xanh tươi hơn và có sinh khí hơn. Ngoài ra, chất chlorophyll có trong lá có tác dụng hút các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử.
Ngoài ra, màu xanh của cây dây nhện còn giúp cải thiện trí nhớ và giúp mọi người làm việc tốt hơn, do đó cây được nhiều dân văn phòng chọn để đặt trên bàn làm việc.
Có quan niệm cho rằng cây dây nhện còn có ý nghĩa phong thủy, có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp, và tài lộc đến cho người sở hữu nó. Hơn thế nữa, cây có thể dùng để trang trí cho không gian của mình thêm phần tinh tế, tươi trẻ hơn nhé
2. Cây dây nhện hợp mệnh gì?
Cây dây nhện cũng được xem là cây phong thủy và hợp với mệnh Thủy và mệnh Kim. Những người mệnh này khi sở hữu cho mình cây dây nhện sẽ đem lại nhiều may mắn trong công việc, và có thể gặt hái nhiều thành công trong tương lai.
Đối với những người làm kinh doanh có 2 mệnh trên, thì nên tậu cho mình cây dây nhện để làm ăn kinh doanh suôn sẻ, phát đạt, ngoài ra còn thu hút khách hàng, mua may bán đắt.
Cây dây nhện khi làm quà tặng cho ai đó với mong muốn người nhận sẽ gặp may mắn sắp tới, và luôn được bình an, và hạnh phúc trong cuộc sống. Nếu ai muốn có quý nhân luôn phù hộ, thì nên tậu cho mình một cây để trong phòng ngủ để giảm những lo âu trong cuộc sống.
3. Mẹo chọn giống và trồng cây dây nhện
3.1. Chọn giống cây trồng khỏe
Để cây sau này có thể phát triển tốt, bạn phải lựa chọn kỹ cây giống khỏe, không bị bệnh để cây còn cho ra hoa đẹp. Nên chọn cây có lá màu xanh, lá không bị sâu, và có màu trắng từ trải dài từ đầu cho đến ngọn lá.
3.2. Làm đất trồng
Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng để cây phát triển tốt chính là đất trồng. Đất trồng phải màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng, và thoáng khí tốt. Bạn có thể trộn thêm ít giá thể, và phân hữu cơ để tăng lượng vi sinh vật và dinh dưỡng có trong đất. Ngoài ra, để đất dễ mất nước, bạn nên cho ít sỏi hoặc mùn trên đất.
3.3. Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc dây nhện
+ Trồng trong đất:
Trước tiên bạn hãy chuẩn bị cho mình một cái chậu, chậu có thể có màu, hoa văn tùy thích nhưng chậu phải đảm bảo phải có lỗ thoát nước đủ lớn và vừa kích cỡ cây.
Tiếp theo, bạn cho đất đã chuẩn bị vào chậu và tiến hành trồng cây. Thao tác trồng cây nên nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương phần rễ. Sau đó, bạn tưới nước cho cây vừa phải và phải quan sát cây định kỳ, tránh cây bị thiếu nước mà chết.
+ Trồng bằng phương pháp thủy canh:
Bạn hãy chuẩn bình cho mình một cái lọ sạch. Tiếp theo, bạn hãy rửa sạch bộ rễ của cây để tránh đất làm bẩn nước và vi khuẩn phát triển. Trong quá trình rửa bộ rễ, tránh làm tổn thương phần rễ. Để tránh cây bị mất thăng bằng, bạn phải dùng nắp lọ cố định lại.
Lưu ý, nắp lọ phải khoét một lỗ vừa đủ để trồng cây rồi sau đó, bạn cho nước vào và tiến hành trồng cây. Vậy là trồng cây dây nhện đã hoàn thành. Bạn phải thường xuyên thay nước cho cây tránh trường hợp cây bốc mùi khó chịu. Khi trồng bằng phương pháp này, người ta còn gọi đây là cây dây nhện thủy sinh hoặc cây mẫu tử mọc trong nước.
4. Những lưu ý khi trồng cây dây nhện:
4.1. Tưới nước, ánh sáng và phân bón
Nếu cây của bạn còn nhỏ, và không phải cây lớn thì không cần tưới nước thường xuyên cho nó vì cây hút nước khá chậm, chỉ cần 2 lần/ tuần. Tuy nhiên, nếu trời nắng nóng thì bạn nên tưới nó mỗi ngày. Không nên tưới cây ngập quá vì cây có thể không chịu được quá ẩm ướt dễ gây đến tình trạng bị chết. Nếu cây ở trong phòng điều hoà thì chỉ cần tưới 1 lần cho cây hoặc lâu lâu lấy bình phun vào lá và phần thân.
Về ánh sáng, cây thuộc loại ưa ánh sáng bán phần, nếu bạn để cây trong nhà thì nên đem cây đặt dưới ánh sáng khoảng 1-2 tuần/ lần để cây có màu xanh đẹp hơn. Nếu bạn đặt cây ở nơi vẫn có ánh sáng lọt vào thì việc đặt cây dưới ánh nắng không cần thiết.
Theo thời gian, chất dinh dưỡng trong đất cũng bị hấp thụ dần dẫn đến đất bị , do đó bạn cần phải bón phân cho cây. Cứ mối 3-4 tháng, bạn nên bón phân một lần để cây phát triển tốt hơn.
Bạn nên chọn phân chuồng hoặc phân vi sinh để tăng lượng vi sinh vật trong đất. Khi đất giàu chất dinh dưỡng, quá trình cho ra nhánh và hoa cũng diễn ra nhanh hơn.
4.2. Diệt trừ sâu bệnh cho cây và cách phòng bệnh
Cây dây nhện hiếm khi bị bệnh nhưng khi cây bị bệnh sẽ xuất hiện những đốm đen, vàng trên lá thì ta phải tiến hành cắt tỉa và phun thuốc trừ bệnh cho cây (như IMO6 hoặc thuốc trừ sâu tỏi ớt).
Nếu cây bị sâu, bạn phải bắt sâu, tránh trường hợp sinh sản ra diện rộng, phá hủy cây của mình. Tuy là cây ưa ẩm, nhưng nếu bạn trồng trong đất bạn không nên tưới nước quá nhiều, tránh dễ bị thối.
Bản thân mình khi lần đầu cây dây nhện có hơi lo lắng vì sợ nó dễ chết, nhưng thật sự khi mình trồng thì cây hầu như không có rễ nhưng khoảng 7 ngày sau cây bắt đầu đâm rễ.
Quả thật, cây dây nhện là loài cây rất dễ sống, bạn chỉ cần tưới nước đầy đủ cho nó và cho nó đủ ánh sáng thì mình đảm bảo nó sẽ cho ra lá rất nhanh. Do đó, bạn đừng ngừng ngại trồng một vài cây như vậy để trang trí cho ngôi nhà mình thêm xanh tươi bạn nhé.
>>> Xem thêm:
An Bảo Garden chia sẻ các bài viết về cách chăm sóc cây cảnh, khu vườn nhỏ, với các phương pháp ĐƠN GIẢN, mang tính ứng dụng cao, lâu bền mà ai cũng có thể làm được. ^^