Cách thuần sen đá nâu ở vùng khí hậu nóng chi tiết

Cách thuần sen đá nâu ở vùng khí hậu nóng chi tiết
Chia sẻ

Sen đá nâu thuộc dòng Grapto là một trong những loài sen đá được yêu thích bởi màu sắc và hình dáng độc đáo, cũng như đặc tính “khó ưa”. Nó là một trong những cây cảnh mini thường được ứng dụng trong trang trí tiểu cảnh sân vườn. Sau đây, hãy cùng Blog An Bảo Garden tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới!

>>> Xem thêm bài viết về: Các loại sen đá dù mắng đẻ, dễ trồng và chăm sóc

1. Tìm hiểu về sen đá nâu

1.1. Nguồn gốc, tên gọi và đặc điểm

Khác với các dòng phổ thông bình thường, sen đá nâu thuộc dòng dõi Grapto nên có lá dày, mọng nước, móng đối xứng nhưng thưa, dễ dàng trở thành thân thụ và mọc cao khi gặp điều kiện thích hợp. Lá có màu sắc rất đặc biệt, phía trong có màu xanh lục, và dần chuyển sang màu nâu đậm khi cây trưởng thành. Màu nâu của cây phụ thuộc vào lượng ánh sáng mà nó nhận được.

Sen nâu - ảnh An Lạc
Sen nâu – ảnh An Lạc

Cây có xu hướng phát triển đẻ các cây con, mọc thành bụi, các thân và cành vươn dài có thể lên đến 30cm. Hoa của sen nâu sẽ có màu vàng, hương nhẹ trông rất kute phô mai que, hihi.

1.2. Ý nghĩa

Mặc dù không có sức hấp dẫn của nhiều loài sen đá khác, đá nâu lại có nét đẹp trầm lắng và cá tính, cùng ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu, sự thuỷ chung.

Sen đá nâu hợp mệnh gì?

Cây sen đá nâu không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu và cuộc sống, mà còn mang lại tài lộc và may mắn theo quan niệm phong thủy.

Với màu nâu đặc trưng, loại cây này tượng trưng cho hành Thổ, đại diện cho đất trời và sự ổn định. Những người có tuổi mệnh là Kim hoặc Thổ sẽ rất hợp với cây sen đá nâu, và khi trồng trong nhà, nó sẽ giúp thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ.

1.2. Sự khác biệt sen đá nâu và sen socola, sen đá đỏ lá ngắn

Cây sen nâusen đá socola có sự khác biệt rõ rệt về hình dáng và kích cỡ, tên gọi. Chẳng qua, lúc nhỏ bạn sẽ có cảm nhận 2 loại này nhìn khá giống nhau và một số trang ở VN cung cấp thông tin không chính xác làm bạn hiểu lầm. Bạn xem thêm ảnh bên dưới để thấy rõ sự khác biệt này:

Phân biệt sen đá nâu và sen socola
Phân biệt sen đá nâu và sen socola

À một sự khác biệt nữa…

Giữa sen đá đỏ lá ngắn và sen nâu, 2 loại này cùng dòng nên càng có những điểm khá giống nhau. Điểm phân biệt rõ nét nhất giữa 2 cây đó là MÀU SẮC CỦA LÁkích cỡ lá. Màu của sen nâu có phần nâu sậm và phiến lá to hơn, còn đá đỏ lá ngắn sẽ có màu đỏ chót phiến lá ngắn hơn. Nhưng khi mất màu, cả hai sẽ rất giống nhau, kkk.

Lá của sen đá đỏ lá ngắn có màu đỏ và sen nâu có lá nâu đậm màu hơn
Lá của sen đá đỏ lá ngắn có màu đỏ và sen nâu có lá nâu đậm màu hơn

2. Mẹo thuần sen đá nâu

Giống như sen đá socola, sen nâu không dễ thuần ở khí hậu nóng. Bởi vì đa phần các dòng sen đá được ươm trồng ở điều kiện khí hậu ôn đới, ở các vùng cao, có điều kiện thuận lợi hơn. Khi đem xuống các vùng đồng bằng như miền Bắc, miền Nam, cây sẽ cần thời gian để thích nghi, bạn chỉ cần lưu ý một số điều sau đây:

2.1. Xử lý cây trước khi trồng

Sen đá nâu rất nhạy cảm và dễ sốc nhiệt, do đó khi mới mua cây từ nhà vườn, bạn cần xử lý cây trước khi trồng, bằng cách là:

  • Loại bỏ lá hư, lá mềm, lá già ở gốc.
  • Xã bầu rễ, loại bỏ giá thể cũ, dùng kéo sạch cắt tỉa gọn rễ chùm.
  • Sau đó, đem phơi cây ở nơi khô thoáng chờ vết thương lành hẳn và rễ mới mọc ra thêm.
  • Trong quá trình đợi cây lành vết thương, bạn hãy chọn mua chậu trồng, nên chọn chậu có lỗ thoát nước, thành chậu không quá dày. Trong đó, chậu đất nung được xem là CHÂN ÁI để trồng sen đá.

2.2. Trộn giá thể và trồng cây

Có rất nhiều công thức để phối trộn giá thể trồng cây, điều này tùy thuộc vào điều kiện môi trường trồng và sở thích của bạn. Chỉ cần đảm bảo các yếu tố như Tơi xốp – Thoáng Khí – Dinh dưỡng – Giá thể sạch. Bạn có thể tham khảo 2 tỉ lệ sau:

  • Hỗn hợp đất thứ nhất bao gồm xỉ than, đá perlite, đá pumice, phân bò và peatmoss, mỗi thành phần chiếm tỷ lệ 1/5 tổng khối lượng.
  • Hỗn hợp đất thứ hai được tạo thành bởi phân bò, trấu hun, đá pumice, đá vermiculite và xơ dừa theo tỉ lệ 1:2:1:1:1.

Việc lựa chọn các thành phần và tỷ lệ phù hợp sẽ giúp đảm bảo cây trồng của bạn sẽ phát triển tốt và ra màu đẹp nhất.

Bạn có thể xem lại bài viết: “Cách trồng sen đá chi tiết nhất”, để tham khảo thêm một số công thức trộn giá thể mà An Bảo Garden đã gợi ý.

Ngoài ra bạn có thể mua các giá thể đã trước trộn sẵn từ các Brand như FiCOCO, Namix, Soil Mix Ba, PROMIX

Sau khi lựa chọn giá thể phù hợp, bạn hãy cho giá thể vào chậu và tiến hành đặt cây vào trồng nhé!

2.3. Về ánh nắng

ánh nắng cho cây - ảnh Trần Cao Sơn
Ánh nắng cho cây – ảnh Trần Cao Sơn

Đa phần các cây có màu sắc đậm rất cần cung cấp đủ ánh sáng, nếu không lá cây sẽ chuyển sang màu xanh và yếu ớt.

Tuy nhiên, đá nâu lại cần nắng vừa không cần quá mạnh, vì vậy bạn nên để cây ở một nơi có nhiều nắng buổi sáng là ổn rồi. Không nhất định phải trồng tại vị trí full nắng cả ngày.

2.3. Lượng nước tưới

Thời gian ban đầu khi mới trồng cây vào chậu, bạn đừng tưới nước ngay mà hãy đợi ngày hôm sau rồi hẳn tưới đẫm cho chậu cây nhen.

Sen đá nâu có phiến lá dày, mọng nước, vì vậy bạn cũng không cần phải tưới nước quá nhiều và thường xuyên. Chỉ nên tưới khi đất trong chậu hoàn toàn khô hẳn, tưới vào gốc của cây và hãy kiểm tra xem nước có chảy ra từ đáy không nhé!

Lượng nước tưới
Đối với cây lâu năm, có vị trí trồng nhiều gió thì nước tưới rất dễ mau khô – ảnh Vũ Hiền

2.4. Phân bón

Tuy cây chỉ cần ít dinh dưỡng, nhưng sau một thời gian trồng giá thể trong chậu cũng sẽ không còn nhiều dưỡng chất, ít lợi khuẩn. Vì vậy, hãy bón thêm phân cho cây (khoảng 5-6 tháng/ lần) nên sử dụng phần hữu cơ như phân trùn quế, viên nén tan chậm, phân bò, phân nước vi sinh…

Hãy bón phân sát gốc, bạn cũng đừng sử dụng liều lượng quá nhiều, sẽ dễ khiến cây bị nóng và dễ bị sốc.

2.5. Phòng bệnh

Để phòng bệnh hiệu quả cho cây, hãy vệ sinh lá hư, lá héo sạch sẽ, đảm bảo vị trí trồng và môi trường đất khô thoáng, không ẩm ướt để tránh xuất hiện rệp và nấm hại. Nếu có các thiên địch của côn trùng gây hại thì bạn cứ để chúng ở đó để triệt tiêu kẻ thù, mà không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên, bọn côn trùng gây hại rất khôn, chúng thường xuất hiện vào buổi chiều tối hay trú ẩn dưới các nách lá.

Điển hình như rệp sáp, hãy chờ ban đêm đi kiểm tra cây bạn sẽ phát hiện chúng, để tiêu diệt loài này rất đơn giản chỉ cần dùng cồn 70 độ hoặc nước rửa chén pha loãng xịt liên tục 3 ngày liền, cây sẽ tránh bị rệp bu bám.

3. Cách nhân giống sen đá nâu

nhân giống đá nâu
Nhân giống đá nâu – ảnh từ vườn An Bảo Garden

Để có thêm cây sen đá nâu trong vườn, bạn có thể nhân giống cây bằng hai cách:

Cách đầu tiên là nhân giống từ lá

Đây là cách phổ biến và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần ngắt những chiếc lá gần gốc của cây (lá không già, không héo) và cho vào bầu đất để ươm, đặt lá nằm trên mặt đất không cắm đầu từ trên xuống.

  • Sau một tuần, lá sẽ cho ra rễ con, tiếp tục duy trì độ ẩm cho bầu đất ươm.
  • Và khoảng 5-7 tuần nữa cây con sẽ xuất hiện, bạn có thể trồng cây vào đất hoặc để trong chậu nuôi rễ tiếp.

Cách thứ hai là nhân giống từ thân

Cách này cũng khá đơn giản, bạn chuẩn bị cây dao/kéo sạch đã sát khuẩn. Bạn sẽ phải chia cắt thân của cây thành các nhánh nhỏ và sau đó trồng chúng trong đất để phát triển thành cây mới.

Với 2 cách nhân giống này, cây con sẽ phát triển khoẻ mạnh hơn cây mẹ vì đã quen với khí hậu, nhiệt độ xứ nóng hơn.

4. Chiêm ngưỡng sen đá nâu đến từ các vườn trong nhóm nghiện sen

sen của chị Đặng Thương Thương
Sen của chị Đặng Thương Thương
cây của anh Le Nam và chị Nguyen Thi Lan ở Mộc Châu - Sơn La
Cây của anh Le Nam và chị Nguyen Thi Lan ở Mộc Châu – Sơn La
Ảnh từ vườn chị Nguyen Thi Lan và chị Mai Lê
Ảnh từ vườn chị Nguyen Thi Lan và chị Mai Lê
ảnh từ vườn chị Lưu Nhật Lệ và chị Yên Nhi Nguyễn
ảnh từ vườn chị Lưu Nhật Lệ và chị Yên Nhi Nguyễn

5. Tạm kết

Trên đây là những thông tin về cách trồng và chăm sóc sen đá nâu, cũng như các phương pháp nhân giống cây. Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin giá trị dành cho bạn, chúc bạn thuần được dòng sen đá này ngay tại vườn nhà mình. Nếu bạn cảm thấy nội dung chất lượng hãy quánh giá 5 sao và chia sẻ giúp An Bảo Garden nhen, đây là hành động to lớn giúp Blog có thêm động lực phát triển hơn nữa. Cảm ơn và cảm ơn!

>>>Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời bạn đánh giá

Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang